LÝ LỊCH TƯ PHÁP 2 :
Bắt đầu từ ngày 01 tháng 11 năm 2012, tất cả các đương đơn xin thị thực định cư và thị thưc hôn phu (hôn thê) sẽ được yêu cầu nộp Lý lịch tư pháp số 2, để thay thế cho Lý lịch tư pháp số 1. Lý lịch tư pháp số 2 sẽ có giá trị 1 năm dành cho những đương đơn từ 16 tuổi trở lên.
Để biết thêm thông tin về cách thức xin Lý lịch tư pháp số 2, vui lòng xem tại trang web: http://travel.state.gov/visa/fees/fees
DU HỌC, DU LỊCH CHUYỂN DIỆN SANG ĐỊNH CƯ :
Khi bạn di du lịch hoặc du học qua Mỹ, bạn có thể định cư tại Hoa Kỳ theo diện sau
1- Bạn có thể kết hôn với công dân Hoa Kỳ và định cư tại Hoa Kỳ theo diện hôn nhân, khi bạn làm đơn bảo lãnh và xin thẻ xanh cùng 1 lúc.
2- Bạn là cha-mẹ hoặc con độc thân dưới 21 tuổi của công dân Mỹ, bạn có thể được bảo lãnh và xin thẻ xanh cùng 1 lúc :
Nếu bạn kết hôn với người có quốc tịch Hoa Kỳ, bạn có thể định cư tại Hoa Kỳ sau 03 tháng chuyển diện, và bạn sẽ có thẻ xanh 2 năm
Nếu bạn được bảo lãnh và chuyển diện theo diện thân nhân trực hệ của công dân Mỹ như Cha, mẹ hoặc con độc thân dưới 21 tuổi của công dân Mỹ thì sau 03 tháng chuyển diện , và bạn sẽ có thẻ xanh 10 năm
Ðơn xin đổi từ diện không di dân (non-immigrant) như du lịch, du học sang diện di dân (immigrant) gồm :
- Mẫu đơn I-130 (đơn bảo lãnh): lệ phí $420.00
- Mẫu I-485 (đơn xin thẻ xanh): lệ phí $1070.00
- Mẫu I-765 (đơn xin thẻ làm việc): không phải đóng lệ phí nếu nộp chung với mẫu I-130
- Mẫu I-131 (đơn xin giấy trở lại Mỹ nếu chưa có thẻ xanh, Advance porole): không phải đóng lệ phí nêu nộp chung với mẫu I-485.
Toàn bộ các mẫu đơn trên nộp chung với nhau cùng với lệ phí và giấy tờ liên quan (như khai sinh, hôn thú, giấy ly dị, copy bằng quốc tịch, copy passort,I-94, giấy chứng nhận đang làm việc, hình (kiểu passport)
Thời gian chờ được phỏng vấn trung bình khoảng từ 3 đến 6 tháng.
Những điều quan trọng khi làm hồ sơ chuyền diện:
- Đối với hồ sơ Du Học: Bạn nên giử tình trạng F1 visa cho đến khi bạn kết hôn.
- Đối với Du lịch: Bạn nên chuyển diện trước khi I-94 còn hạn
- Khi làm hồ sơ chuyển diện bạn nên tham khảo với một văn phòng chuyên nghiệp và bảo vệ quyền lợi của quí vị từ lúc đầu cho đến khi quí vị nhận thẻ xanh
- Những bằng chứng chúng chung của 2 người cần chuẩn bị thật kỹ trước khi phỏng vấn như bill điện thoại, hình ảnh, thư từ, email, bảo hiểm
TIẾN TRÌNH HỒ SƠ BẢO LÃNH :
Hỏi & Đáp:
Khi mở hồ sơ bảo lãnh, khách hàng cần những giấy tờ gì?
- Điền mẫu 1-130 hoặc mẩu I-129F
- Tùy theo diện bảo lãnh mà người người bảo lãnh buộc phải là người có quốc tịch Mỹ hay chỉ cần là thường trú nhân.
- Ngoài ra người này phải nộp thêm các giấy tờ như giấy khai sinh của họ và người được bảo lãnh, hình ảnh, photocopy bằng quốc tịch hoặc thẻ xanh.
USCIS tại nơi tiểu bang bạn đang đinh cư :
=> Sau khoảng 3 tuần đến 3 tháng USCIS (Sở Di trú và nhập tịch) sẽ gửi bạn biên nhận (RECEIPT NUMBER)
Hỏi & Đáp:
Receipt number em có thể thấy ở đâu trên receipt?
Thường nằm ở góc trái trên đầu trang của tờ biên nhận, thông thường là có 03 chữ cái đầu WAC, LIN và sau đó là 10 chữ số
Nếu em không nhận được receipt, em phải làm gì?
Em có thể gọi sở di trú tại số phone 1800 375 5283 và cho họ Alien number, họ sẽ cho em biết thông tin.
Em dùng số biên nhận để làm gì?
Em dùng biên nhận này để theo dõi tiến trình của một hồ sơ, xem hồ sơ đã được chấp nhận chưa
Nếu hồ sơ chưa chấp nhận, em phải làm sao?
Nếu hồ sơ chưa đươc chấp nhận, em phải đợi vì tùy theo mỗi hồ sơ bảo lảnh mà thời gian chờ đợi khác nhau
Nếu hồ sơ chưa được chấp nhận mà đã quá thời gian chờ đợi, em phải làm gì?
Em có thể gọi lên sở di trú để nhắc nhở họ
=> Sau khoảng 5 tháng đến 6 tháng (tùy thuộc vào từng diện hồ sơ bảo lãnh) kể từ ngày biên nhận, USCIS (Sở Di trú và nhập tịch ) sẽ gửi bạn giấy chấp thuận (APPROVAL NOTICE) nơi đó có ngày ưu tiên (PRIORITY DATE)
National visa center :
=> Sau 1 tháng đến 3 tháng hồ sơ của bạn sẽ được gửi đến HỆ THỐNG CHIẾU KHÁNG VISA NVC (NATIONAL VISA CENTER), nơi đây hồ sơ của bạn sẽ được mã hóa (như là HCM2010123456) và chờ đợi ở đây khi hồ sơ của bạn đến thời gian đáo hạn (dựa trên VISA BULLETTIN )
Hỏi & Đáp
• Làm sao tôi biết ngày ưu tiên của tôi?
Ngày ưu tiên được ghi trên giấy chấp thuận mà USCIS gửi cho người bảo lãnh.Diện người thân trực hệ như R, K không có ngày ưu tiên vì không bị giới hạn bởi chỉ tiêu visa. Tại thời điểm đáo hạn bạn sẽ đóng tiền Visa và chuẩn bị làm BẢO TRỢ TÀI CHÁNH + điền đơn DS 230 I, DS-230 II, cùng với các giấy tờ khác, sau khi hồ sơ hoàn tất người thân của bạn ở Hoa Kỳ sẽ nhận được giấy phỏng vấn và Hồ sơ sẽ được gửi về LãnhSự Quán Hoa Kỳ để phỏng vấn.
- Tôi phải làm cách nào để có thể kiểm tra ngày ưu tiên của tôi?
Hàng tháng, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đăng danh sách những ngày ưu tiên đến lượt được giải quyết dưới tên Visa Bulletin (Lịch cấp visa). Bạn có thể tìm thấy lịch cấp visa hiện tại cùng những lịch cấp visa được lưu trữ ở website: http://travel.state.gov/
Lãnh sự quán Hoa Kỳ :
• Bạn phải đi khám sức khỏe, chích ngừa trước khi phỏng vấn
• Bạn cần sắp xếp hồ sơ + bằng chứng đầy đủ và cẩn thận trước khi phỏng vấn.
• Bạn sẽ nhận visa bằng thư sau 2 tuần phỏng vấn đậu.
LUẬT DI TRÚ ÁP DỤNG CHO THƯỜNG TRÚ NHÂN ( THẺ XANH )
Theo luật định từ USCIS (U.S. Citizenship and Immigration Services) và Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ (U.S. State Department), thường trú nhân tại Hoa Kỳ đang có thẻ xanh,có thể sinh sống hay du lịch ngoài Hoa Kỳ trong vòng ít hơn 12 tháng cho mỗi chuyến đi. Khi trở lại Hoa Kỳ, chỉ cần trình thẻ xanh, và hộ chiếu công dân gốc.
Nếu chuyến đi từ trên 12 tháng đến tối đa 24 tháng, thường trú nhân cần có Re-entry Permit. Thông tin về Re-entry Permit / Application for Travel Document, đơn I-131 trên trang web của Sở Di Trú tại đây.
Nếu thường trú nhân sinh sống hay du lịch ngoài Hoa Kỳ trên 24 tháng cho mỗi chuyến đi, Sở Di Trú, thông qua Lãnh Sự Quán hay Tòa Đại Sứ tại nước sở tại, đươc quyền thu hồi thẻ xanh và ngăn cấm thường trú nhân trở lại Hoa Kỳ, do hiểu rằng thường trú nhân ấy muốn từ bỏ quyền cư trú hợp pháp tại Hoa Kỳ do ra ngoài nước quá lâu. Nếu muốn trở lại Hoa Kỳ, thường trú nhân cần làm theo 1 trong 2 cách sau đây:
*** 1) Ghi danh đăng ký loại Visa SB-1 (Returning Resident Visa), đơn DS-117, rồi phỏng vấn tại tòa Lãnh Sự hay Sứ Quán Hoa Kỳ, đồng thời phải chứng minh sự ra đi là ngoài ý muốn, với tất cả những giấy tờ hồ sơ theo yêu cầu. Nếu được chấp thuận, thường trú nhân vẫn phải thông qua tiến trình xin Visa di dân, đóng lệ phí ..như thông thường. Thông tin về SB-1 Visa trên trang web của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ tại đây.
*** 2) Nếu hồ sơ bị bác, thường trú nhân được phép nhờ người bảo lãnh tại Hoa Kỳ thiết lập hồ sơ bảo lãnh theo luật di trú như thông lệ ban đầu, theo dạng “Family based” hoặc “Employer based”.
LUẬT BẢO VỆ TUỔI CON TRẺ (CSPA).
Ngày 06 tháng 8 năm 2002, Tổng thống George W. Bush đã ký Đạo luật Bảo vệ tuổi trẻ em (“Đạo luật CSPA) thành luật. Đạo luật CSPA đã được ban hành để thay đổi quá trình và xác định liệu một đứa trẻ đã “tuổi” (tức là được 21 năm tuổi trước khi được cấp visa hoặc điều chỉnh cho mục đích cấp thị thực và điều chỉnh tình trạng của ứng viên nhập cư.
- Để tính tuổi CSPA, cần các thông tin sau:
1. Priority date (ngày ưu tiên của hồ sơ) (1)
2. Approval date (ngày hồ sơ được Sở Di Trú chấp nhận) (2)
3. Date visa became available (ngày hồ sơ được xét duyệt đến) (3)
4. Child’s birthday (ngày sinh của đứa trẻ) (4)
Cách tính:
Bước 1: Lấy ngày hồ sơ được chấp nhận – Ngày ưu tiên = thời gian trì hoãn(5)
Bước 2: Lấy ngày hồ sơ được xét duyệt – ngày sinh của đứa trẻ = tuổi hiện giờ của đứa trẻ (6)
Bước 3: (6) – (5) = Tuổi CSPA của đứa trẻ
THỦ TỤC KHIẾU NẠI VỚI SỞ DI TRÚ – NẾU HỒ SƠ BỊ TỔNG LÃNH SỰ QUÁN MỸ TỪ CHỐI
Nếu đơn bảo lãnh cho vợ chồng quý vị bị Lãnh Sự Quán Mỹ tại Việt Nam từ chối, đơn bảo lãnh này sẽ bị trả về Sở Di Trú Mỹ. Sau khi Sở Di Trú Mỹ xem xét đơn bảo lãnh mà Lãnh Sứ Quán Mỹ tại Việt Nam trả về, họ sẽ gởi cho quý vị 1 lá thư cho phép quý vị có cơ hội để khiếu nại quyết định này của Lãnh Sứ Quán Mỹ ở Việt Nam. Văn phòng chúng tôi có thể giúp quý vị chuẩn bị thư khiếu nại cùng với các tài liệu bổ sung để đáp lại thư yêu cầu của Sở Di Trú. Chúng tôi sẽ theo dõi hồ sơ của quý vị để chắc chắn rằng hồ sơ của quý vị sẽ được xem xét trong khung thời gian tiến hành của Sở Di Trú. Đồng thời nếu Sở Di Trú yêu cầu thêm bằng chứng, chúng tôi sẽ giúp quý vị chuẩn bị 1 bộ hồ sơ hoàn tất để nộp cho Sở Di Trú.
NHỮNG LỖI THƯỜNG XẢY RA CỦA BẢO LÃNH VỢ CHỒNG VÀ FIANCE
Như chúng ta biết, hiện nay trường hợp phỏng vấn diện bảo lãnh vợ/chồng hay diện hôn phu/hôn thê tỉ lệ đậu phỏng vấn lần đầu tiên rất thấp. Để tránh những điều này xảy ra, ACIS muốn gửi đến quý vị một vài điểm mà nhân viên Lãnh Sự Quán Hoa Kỳ thường từ chối:
1.Mối quan hệ của người bảo lãnh và người được bảo lãnh trước hôn nhân không rõ ràng
2.Người được bảo lãnh diện vợ/chồng hoặc hôn phu/hôn thê không biết đầy đủ thông tin cá nhân và đời sống của người bảo lãnh mình ở Mỹ.
3.Người được bảo lãnh không nắm bắt những thông tin trong mẫu I-130, tờ Lý lịch cá nhân của đơn G-325A, mẫu I 864, đơn xin visa DS-230
4.Bản tường trình mối quan hệ của hai vợ chồng hay hôn thê-hôn phu, người được bảo lãnh không nắm vững. Người chồng hay người vợ được phỏng vấn cho những thông tin không giống nhau
5. Những yếu tố khác cũng nên chú ý vì đây là điểm yếu của hồ sơ.
I. Mối quan hệ của người bảo lãnh và người được bảo lãnh trước hôn nhân không rõ ràng
1.Vợ/chồng hoặc hôn thê/hôn phu chưa ly dị đã cầu hôn hoặc tổ chức đám cưới.
2.Chưa cầu hôn đã đám cưới
3.Thời gian quen nhau rất ngắn và cưới rất gấp. Ví dụ như cưới ngay trong lần đầu tiên người bảo lãnh và người được bảo lãnh gặp mặt nhau. Người bảo lãnh phải thăm viếng vợ/chồng/hôn thê/hôn phu ít nhất một lần trong vòng 18 tháng. Mối quan hệ không được gián đoạn trong vòng 6 tháng.
4.Riêng đối với diện hôn phu/hôn thê : Hai người chưa có làm lễ đính hôn mà đã mở hồ sơ bảo lãnh, 2 người chưa có kế hoạch cưới trong thời gian sắp tới ( VD : chưa biết đãi tiệc thế nào, ở đâu, dự kiến bao nhiêu khách), không biết hoặc chưa có lên dự định hưởng tuần trăng mật ở đâu, người được bảo lãnh không trả lời được lý do vì sao chưa có các điều này
II. Người được bảo lãnh diện vợ/chồng, hôn phu/hôn thê không biết đầy đủ thông tin về người bảo lãnh và đời sống của người bảo lãnh mình ở Mỹ.
1.Không biết nhiều về gia đình của vợ/chồng như tên cha, mẹ, anh chị em, nơi sống.
2.Việc làm của người bảo lãnh như: làm việc gì, ở đâu, mức lương như thế nào, lương tháng hay lương giờ, tên hãng là gì, sản xuất sản phẩm gì?
3.Không biết chi tiết về nơi sinh sống của chồng/vợ như: ở thành phố nào, bang nào, đặc trưng ở nơi đó, thời tiết…
4.Không biết nhà của vợ/chồng thuê hay mua, ở đó từ bao giờ , nhà có mấy phòng
5.Không biết thông tin vài người bạn thân của người bảo lãnh, ví dụ như họ tên, tuổi, công việc
6.vợ/chồng, hôn phu/hôn thê
7.vợ/chồng, hôn phu/hôn thê ưa thích.
8.Tại sao cha mẹ, anh chị của người bảo lãnh không về tham dự đám cưới
9.Người chồng có bao nhiêu con riêng, tiền cấp dưỡng, các cháu đang ở với ai.
III. Những thông tin trong những mẫu I-130 , tờ Lý lịch cá nhân của đơn G-325A, mẫu I 864, đơn xin visa DS-230 người được bảo lãnh không nắm bắt
1.Người vợ/chồng có bao nhiêu lần ly dị, lý do ly dị.
2.Quá trình làm việc trong suốt 5 năm của vợ/chồng
3.Nơi ở của vợ/chồng trong suốt 5 năm qua
4.Người đồng bảo trợ tên gì, mối quan hệ với người bảo lãnh
IV. Bản tường trình mối quan hệ của hai vợ chồng hay hôn thê hôn phu, người được bảo lãnh không nắm vững, người chồng hay người vợ được phỏng vấn cho những thông tin không giống nhau
1.Ngày gặp gỡ đầu tiên?
2.Trong hoàn cảnh nào?
3.Ngày cầu hôn?
4.Các sinh hoạt riêng tư của hai người như: tối ngủ chồng/vợ có hay ngáy không? Có nghiến răng không? bà xã mặc quần lót màu gì, quan hệ lần gần nhất là khi nào ….?!
5. Về bằng chứng thông tin liên lạc giữa 2 người như:
. Bill điện thoại
. Mail
. Giấy chuyển tiền không thường xuyên
. Số lần vợ/chồng về VN ít hơn so với thời gian quen nhau.
. Hình ảnh bị nhân viên Lãnh Sự Quán Hoa Kỳ cho rằng hai người chỉ gặp nhau trong vòng thời gian ngắn ( 3 – 4 ngày)
V. Những yếu tố khác cũng nên chú ý vì đây là điểm yếu của hồ sơ
• Người bảo lãnh không thể nói tiếng Anh trong khi là người Mỹ.
• Hai người có số tuổi cách biệt : hơn 20 tuổi, hoặc người bảo lãnh là nữ và lớn tuổi hơn chồng/hôn phu (hơn 10 tuổi).
• Người bảo lãnh đã từng lập gia đình với người nước ngoài như Úc, Canada không phải là người Mỹ. Hoặc người bảo lãnh đã từng bảo lãnh người hôn thê khác nhưng không thành công.
• Chồng là nhân viên làm việc hoặc là đối tác làm ăn với người thân bên vợ.
• Bằng chứng là phone bill cho thấy anh ta, chị ta dùng số phone do người khác đứng tên.
• Bằng chứng không thuyết phục cho lần gặp gỡ biết nhau đầu tiên.
• Thu nhập của người bảo lãnh không đủ theo yêu cầu
• Đã từng qua Mỹ nhưng ở lại quá thời hạn cho phép
• Đã từng làm hồ sơ hợp tác lao động ở những quốc gia khác và bị từ chối.
Qua những thông tin vừa nêu trên, ACIS kết luận rằng, nếu quý khách hàng muốn đạt kết quả phỏng vấn tốt thì:
1. Mối quan hệ của người bảo lãnh và người được bảo lãnh trước hôn nhân cần phảrõ ràng
2. Khi đi phỏng vấn cần chuẩn bị giấy tờ thật kĩ, hiểu thật rõ và nắm bắt tất cả những gì mình đã nộp cho Sở Di Trú và NVC.
3. Khi được phỏng vấn, cần phải bình tĩnh, giọng nói lưu loát, rõ ràng và nhất là phải thành thật.